GIÁO DỤC SỚM LÀ GÌ? - Gleen Doman Việt Nam
Breaking News
Loading...
Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015


Theo giáo sư Phùng Đức Toàn, người đã sáng lập ra Phương án 0 tuổi để dạy trẻ thông minh sớm, ông cho rằng:
Bản chất của Giáo dục sớm là mang đến cho trẻ nhỏ một cuộc sống đầy thú vị, được kích thích rèn luyện một cách phù hợp, từ đó nâng cao tố chất cơ bản của con người. Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản của Giáo dục sớm với giáo dục thông thường.
Vì sao giáo dục ngay từ khi trẻ còn 0 tuổi lại quan trọng đến vậy? Ý nghĩa quan trọng và tác dụng khác thường của nó đối với sự trưởng thành của con người được thể hiện trên 4 phương diện:
  1. Giáo dục sớm là quá trình giáo dục kích thích chức năng của não bộ phát triển trong thời kì sinh trưởng của não.
Trẻ sau khi thụ thai được 2 tháng, não bộ đã chiếm một nửa chiều cao cơ thể, khi trẻ mới sinh ra đầu và chu vi của não có độ rộng bằng nhau. Khoảng 9 tháng sau khi trào đời tỉ trọng bộ não tăng gấp 2 lần so với khi mới sinh, đến 3 tuổi tăng gấp 3 lần, tới 5-6 tuổi quá trình phát triển của não bộ về cơ bản đến độ hoàn thiện, gần bằng với não người trưởng thành. Chính vì vậy, nếu rèn luyện trẻ ngay từ khi còn nhỏ để kích thích các tế bào não hoạt động thì số lượng phân tử ghi nhớ RNA trong tế bào não sẽ tăng lên, từ đó có thể tạo ra những tế bào não có chất lượng cao, bồi dưỡng lên những con người thông minh.”
  1. Giáo dục sớm là quá trình giáo dục nhằm mục đích khai thác tiềm năng lớn của con người.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, với những con người bình thường của xã hội, bao gồm cả chúng ta, khả năng trí tuệ tiềm ẩn chỉ khai thác từ 3% đến 10%. Đây tất nhiên chỉ là con số thống kê mơ hồ nhưng nó đã chứng minh, phần lớn những người bình thường, khả năng trí tuệ tiềm ẩn của họ bị mai một vì không được khai thác sử dụng hết. Vì vậy, việc biết cách đưa thật nhiều thông tin hữu ích cho trẻ sẽ giúp trẻ thông minh hơn rất nhiều.
  1. Giáo dục sớm là quá trình giáo dục được tiến hành trong giai đoạn trí tuệ con người phát triển nhất, vì thế nó nang lại những ảnh hưởng sâu sắc nhất.
Các nhà khoa học đã làm rất nhiều thí nghiệm và đã chứng minh được rằng, sự tồn tại của “thời kì khắc dấu ấn tượng về mẹ”, ví dụ như những chú gà con phải mất 5 ngày để nhận mẹ, những chú cún phải mất bảy ngày để học cách đào lỗ, hay các chú thiên nga nhìn thấy cái gì dầu tiên sau khi ra khỏi vỏ trứng thì cái đó là mẹ của nó…Người ta còn gọi hiện tượng đó là “thời kì mẫn cảm”, “thời kì phát triển” hoặc “giai đoạn vàng tốt nhất”. Các nhà khoa học đã chứng minh, với loài người là từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn tốt nhất để phát triển trí tuệ. Nếu để nỡ giai đoạn này thì về sau, chúng ta có dành nhiều thời gian và tâm huyết dạy dỗ con trẻ đến đâu đi chăng nữa thì thành quả thu được cũng rất ít, thậm chí là tốn công vô ích. Chính vì thế chúng ta đặc biệt coi trọng khoảng thời gian từ 0 đến 6 tuổi.
  1. Giáo dục sớm còn là quá trình bồi dưỡng nền tảng tính cách của mỗi con người.
Tính cách có vai trò cực kì quan trọng trong sự trưởng thành của mỗi con người. Một người nếu có được phẩm chất và tính cách tốt ắt sẽ gặp những điều may mắn, thuận lợi trong suốt cuộc đời. Mà những phẩm chất tính cách đó lại được hình thành vào thời ấu thơ. Nền tảng tính cách của một con người được hình thành từ hiện thực cuộc sống ở những năm đầu đời, nói như lời của Krupskaya: “Trải nghiệm thoài thơ ấu đã để lại những dấu ấn rất sâu sắc trong cuộc đời tôi.” Chính vì vậy việc bồi dưỡng tính cách cho bé ngay từ nhỏ có vai trò rất quan trong trong việc hình thành nhân cách ở tương lai.
Tóm lại, Giáo dục sớm có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành một con người toàn diện cả về mặt trí tuệ, thể chất cũng như tâm hồn, và thời gian tốt nhất để giáo dục là từ 0 đến 6 tuổi.
Next
This is the most recent post.
Bài đăng Cũ hơn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét